Tùng Mộc
Văn Hóa Việt Đức: Theo báo chí đã nói. “Lan đột
biến gen” được phổ biến ở Hà Tĩnh. Thế nhưng, Hà Tĩnh là vùng đất khí hậu nắng,
nóng, chỉ có mấy tháng mùa đông. Đặc biệt vào mùa hè có gió nóng từ bên Lào từ
36 đến 40 độ. Nên người trồng lan ở đây “kể khổ” việc chăm sóc cho cây lan được
sống rất khó khăn là đúng rồi. Khí hậu như vậy, nên cây lan chỉ lưa thưa vài
bông.
Người chăm sóc lan chuyên nghiệp
còn khó khăn đến cỡ vậy thì người “chơi” lan bỏ tiền hàng chục tỷ ra mua cây con loe ngoe như cọng rau húng ngổ
liệu có kinh nghiệm chăm sóc cho cây lan đó có sống nổi để ra hoa ?
Loại “lan đột biến
gen” giá hàng chục tỷ đồng đó được tính ra từ cơ sở thực tế nào. Khi mà
không minh chứng thông số kỹ thuật lai ghép, không cụ thể phương tiện khoa học?
Trên hình ảnh của chủ vườn chỉ là sàn để các chậu lan đơn giản của người kinh
doanh nghèo. Cây lan chỉ có 1 bông hoặc chỉ có vài bông hoa.

Lan rừng "đột biến gen" thân lan chỉ vài bông
Vậy giá trị trí tuệ ở đâu để định
giá loại lan có giá hàng chục tỷ đồng?
“Lan đột biến gen” thực ra là
lan rừng ở các vùng miền núi. Nhiều tỉnh như Bình Thuận, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Hòa
Bình, Mộc Châu, Cao Bằng v v… Ở miền bắc gọi là lan Phi điệp, ở miền nam gọi là
Giả hạc. Loại lan này được người dân khai thác ở trong rừng về để lai tạo và
chăm sóc, sinh trưởng thành những giò lan cảnh rực rỡ.

Lan Trúc Phật Bà hoa nở rộ đổ xuống như đuôi chim công

Lan Trúc Phật Bà sắc lộng lẫy (ảnh Rau xanh)
Tại Cao Bằng, từ lâu đã
có lan Phi điệp sắc trắng phau, môi màu
tím cẩm. Mỗi cây ra hoa thành chùm, có cậy hoa nở rộ thành chuỗi đổ xuống như
đuôi công đẹp lộng lẫy. Khi các cây Phi điệp này khai thác từ rừng về. thời điểm
năm 2019 được bán thành ký với giá 150. 000 đồng.
Lan phi điệp ở miền xuôi được
các chủ vườn coi là “lan khó tính”. Lan rừng mà lôi về các vùng nắng nóng ở miền
trung miền bắc thì trở thành là… “khó tính” không sai. Chứ không phải do giống
lan quý hiếm nên phải chăm sóc… đặc biệt. Nên cũng có giá “đặc biệt” bán cho những
người “đặc biệt”.
Những nhà báo chỉ là người đi
tìm hiểu “lan đột biến gen” giá hàng chục tỷ cũng chỉ thông qua chủ vườn nói
ra. rằng “đây là lan quý hiếm, sở dĩ nó đắt vì… đẹp”.
Vậy quan niệm lan “đẹp” như thế
nào? Quan niệm biết chơi lan là thế nào? Vì giá nó đắt thì “đẹp” ?! Vì người
có tiền kiểu “vén tay áo xô đốt nhà táng giấy” là biết chơi lan?! Còn lan Phi
điệp Cao Bằng y chang cái gọi là “lan đột biến gen” giá hàng chục tỷ nhưng lan
Cao Bằng hình hài sắc diện lộng lẫy hơn “lan đột biến gen” thì người dân Cao Bằng
bán chỉ giá cao nhất cũng vài trăm ngàn đồng.

Lan Phi điệp tỉnh Cao Bằng nở rộ đầy sức sống
Loại lan Phi điệp này được
trang web “Hoa đẹp VN” gọi là Dendro, “có nhiều màu sắc đa dạng được trồng phổ
biến ở Việt Nam và cách chăm sóc đơn giản, không quá cầu kỳ so bất cứ loại lan
nào”.

Dendro màu vàng rực rỡ (ảnh: Hoa đẹp VN)

Dendro màu tím nhạt nở chuỗi dài như suối hoa
(ảnh Hoa đẹp VN)

Phi điệp tỉnh Hòa Bình

Ảnh: Vườn Lan
Qua hình ảnh truyền thông mạng,
tiền tỷ bán “lan đột biến gen” chất thành đống trên bàn trong nhà chủ vườn lan.
Thế nhưng, đây là tiền giả hay là tiền ngân hàng? Không loại trừ là tiền âm phủ.
Nếu là người mua – bán chuyên nghiệp không ai giao dịch tiền mặt lớn như vậy.
Chẳng lẽ khi giao – nhận tiền cả 2 bên không cần kiểm tra? Nhìn đống tiền
“nguyên đai, nguyên kiện” rõ ràng chưa kiểm tra. Chưa nói đến an toàn về an
ninh cho người giao và người nhận tiền. (Có người rút vài chục triệu đồng để
trong cái ví nhỏ thôi, vừa rời khỏi ngân hàng đã bị cướp). Mua bán tiền mặt
hàng chục tỷ tiền giấy chất thành núi khoe hình ảnh trên mạng khiến người đời
không khỏi đặt ra những câu hỏi từ kiểu thanh toán tiền mặt không bình thường
này.
Tại Đức, ngày 09. 7. 2020, tôi
mới mua 1 cây lan Hồ điệp nhiều bông to và nụ, màu hồng, mắt hoa màu trắng, tâm hoa nổi rõ tia hình cánh bướm màu tím cẩm, giá 4,80 Euro (nếu tính tròn 5 Euro quy ra tiền Viện
Nam là 125.000 đồng).

Lan Hồ điệp giá 4,80 Euro trong siêu thị Kaufland tại Đức
Giữa khi cuộc sống ở những góc
khuất vẫn còn những gia đình, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, mái nhà lợp lá
nhìn thấy ông trời qua nhiều lỗ thủng, mưa không có chỗ khô để nằm, trẻ em
không được đi học, nước không đủ dùng, điện không đủ sáng. Thì, vẫn có người bỏ
ra hàng chục tỷ đồng để rước cọng lan con về (không biết có ra hoa không) quả
là người đó đã nhắm mắt hợm đời chơi ngông. Đúng là chuyện đời cười ra nước mắt
chua cay mặn chát.