Tram
Becker
Văn Hóa
Việt Đức: Covid-19 chưa cũ
Ở Việt Nam có câu: “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”.
Vì vậy, nói mãi về phòng chống virus corona cũng chán.
Thế nhưng, không nói tiếp thì giống như mình bị
mù – câm – điếc, vì cuộc càn quét của covid-19 vẫn tiếp diễn trên thế giới. Và
những nước coi thường cuộc tấn công của covid-19 đã bị trả giá bằng rất nhiều
sinh mạng trên đất nước họ. Tiếc cho những sinh mạng vô tội chết oan vì
covid-19, tôi đành tiếp tục chiến đấu với bàn phím.
Điều đáng tiếc ở đây là thực tế, việc phòng chống
lây nhiễm rất đơn giản mà tại sao người ta không làm được ?!

Tại Việt Nam, sau khi
có ca nhiễm virus corona thứ 21 từ Anh quốc trở về
lây lan sang nhiều người
khác. Nhà nước đã tiến hành phong tỏa nơi ở của bệnh nhân thứ 21
và phun thuốc
khử trùng các phố xung quanh khu nhà bệnh nhân này đã ở.
(Trong ảnh: Phun thuốc
diệt khuẩn trên phố Châu Long,
phố này nằm phía sau phố Trúc Bạch nơi ở của bệnh
nhân thứ 21).
Hầu hết cộng đồng
các nước ỷ vào y tế hiện đại nên không tự phòng tránh bệnh cho bản thân. Mà biện
pháp phòng chống dịch virus corona do cá nhân là chính. Nếu quốc gia nào làm tốt
phong tỏa những ổ dịch, làm tốt giãn cách xã hội. Và cá nhân mỗi người tuân thủ
biện pháp tránh giao tiếp thì không ai bị lây bệnh. Thế những biện pháp phòng
chống bệnh vô cùng hữu hiệu vừa nói không được các nước thực hiện. Hầu hết tự
tin rằng là người Châu Âu, người Tây âu có sức khỏe, không thể dễ dàng nhiễm
virus corona. Họ tin rằng chỉ có người Châu Á mới dễ dàng nhiễm bệnh. Nên họ đã
không đeo khẩu trang, vô tư sinh hoạt, giao tiếp bình thường… Đó là cách “giúp”
cho virus sinh trưởng trong cộng đồng, phát tán virus trong không khí dễ dàng
nhất.

Các công dân Thụy Điển
vô tư gặp gỡ nhau ăn uống ngoài trời tại các nhà hàng
Thấy các các quý ông,
quý bà coi thường covid-19 chỉ là cảm cúm vặt, là rủi ro sức khỏe, chuyện nhỏ,
không đáng quan tâm. Họ huyễn hoặc tự cho mình “oai” với sức khỏe vô song, tại
sao phải mất công phòng chống dịch theo kiểu dân dã tầm thường.
Và, hậu quả của những
suy nghĩ như thế đã bị trả giá bằng những sinh mạng công dân trong quốc gia của
họ. Bây giờ thì cả thế giới đều biết thì thế giới đã có 609.971 người chết
(tính đến ngày 21. 7. 2020).
Học phí trả bằng sinh
mạng công dân từ siêu virus corona
Nước Mỹ:
Số ca tử vong do nhiễm
siêu virus corona trên đất Mỹ nhiểu đến mức Tổng thống Mỹ phải khóc vì thương
tiếc. Nhưng cho đến khi nước Mỹ có 136.621 người chết, và “điệp khúc” bệnh dịch
tái bùng phát thì Tổng thống Mỹ mới chịu đeo khẩu trang khi ông đi bên ngoài
tiếp xúc với công chúng. Tuy rằng quá muộn, nhưng “muộn” còn hơn không, vì bệnh
dịch vẫn càn quét ở nước Mỹ. Vốn thời trẻ, ông từng là nghệ sĩ nên ông đã hơi
hài hước rằng “thích” đeo khẩu trang vì giống Lone Ranger (một nhân vật thường
xuyên đeo mặt nạ trong một cuốn tiểu truyện của Mỹ).
Đó là hậu quả những gì
đã thấy trong mấy tháng qua khi mà ông Trump lúc đầu đã coi thường covid-19.
Brazil:
Khác với Tổng thống Mỹ
lúc đầu ông Trump vô tư và hy vọng cuộc càn quét của đại dịch covid-19 sớm đi
khỏi, mặc dù sau đó ông nhận định covid-19 là nguy hiểm nên ông Trump đã gọi là
“virus China”, vì giặc covid-19 do Trung Quốc phát tán từ Vũ Hán. Nhưng ông có
chút ngang ngạnh và cố chấp nên “không” với khẩu trang. Nhưng với Tổng thống
Brazil – ông Bolsonaro thì hơi khác, ông “ngây thơ” nhận định rằng: “covid-19
giống như bệnh cúm mùa đông thông thường…”. Ý của ông thật hài hước giống như
Chuyện chẳng có gì ầm ĩ (Tên một vở kịch hài của Đại văn hào William
Shakespeare).
Và, bây giờ thế nào?
Trong khi con số nhiễm bệnh và số người chết ở Châu Âu giảm dần, có nước đã khống
chế gần như hoàn toàn đại dịch như ở Đức, Ý, Tây Ban Nha… thì Brazil vươn lên
dẫn đầu số ca nhiễm hàng ngày và số người chết từ bệnh dịch virus corona. Cho
dù công dân trong nước biểu tình phản đối kịch liệt quan điểm coi thường
covid-19 thì Tổng thống Brazil vẫn không suy nghĩ thêm. Thậm chí ông công khai
phủi tay các biện pháp phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội nhằm tránh lây
nhiễm bệnh dịch. Một trớ trêu trong một đoạn video người ta thấy cố vấn an ninh
quốc gia của tổng thống Brazil là tướng Augusto Heleno nói: “Chúng ta sẽ thắng
cuộc chiến này”. Vâng, câu nói này đúng. Brazil đã “thắng” về số ca tử vong
hàng ngày trong đất nước của họ cao hơn các nước khác. Thật là kịch tính và hài
hước.
Nepal:
Tại Nepal từ đầu đại
dịch covid-19 không ai trong nước bị bệnh dịch, chỉ duy nhất có 1 học sinh du
học ở Vũ Hán trở về bị bênh và kịp thời chữa khỏi.
Nepal là đất Thánh địa
của Phật nên hầu hết người dân ăn chay, tâm tịnh, thân an. Tất cả các cửa hàng
đều tuân thủ đóng cửa. Vốn sẵn tâm thiền nên ai cũng tập trung trong nội thất,
ít ai ra khỏi nhà lăng xăng hưởng lạc. Suốt mấy tháng đầu mùa dịch chỉ khoảng
hơn 100 người nhiễm bệnh.
Là vùng đất được thiên
nhiên ban tặng nhiều thảo mộc quý, hầu hết các Phật tử nếu thấy sức khỏe có vấn
đề đều tự chữa bệnh từ thảo mộc nên hơn 5 tháng có dịch không có ca tử vong
nào, cho đến ngày 16. 5. 2020 Nepal bắt đầu có 1 người chết, không có tình
trạng chết hàng loạt. Nhưng do Nepal nằm sát biên giới Trung Quốc và có đường
bộ liền với Ấn Độ không thể tránh khỏi sự giao thoa của bệnh dịch. Những ngày
sau số người lây nhiễm tăng lên dần.
Việt Nam:
Điều nhất thiết phải
hành động là “phòng” quan trọng hơn “chống”. Điều này được Thủ tướng Chính phủ
đã sớm nhận định và ban lệnh phòng chống dịch bệnh trước. Nếu không nghiêm túc
thực hiện nhanh chóng thì đại dịch covid-19 ào ạt tới Việt Nam chỉ “trong một
nốt nhạc” thì tiêu hao kinh phí sức lực vô kể.
Nhờ vậy suốt mùa đại
dịch, Việt Nam không có ca nhiễm nào. Hầu hết ca bệnh là do người nhiễm virus
từ nước ngoài trở về lây lan sang người khác. Covid-19 độc địa nguy hiểm như
vậy không có cơ hội xâm lược Việt Nam.
Cùng với Chính phủ,
hầu hết người dân đã nghiêm chỉnh chấp hành theo lệnh phong tỏa, cách ly và
giãn cách xã hội. Hình ảnh ca tử vong do bệnh dịch và tang tóc đau thương không
xẩy ra trong một tang lễ nào.
Thực tế, phòng chống
truyền nhiễm bệnh dịch đơn giản. Chỉ cần kiên nhẫn, khiêm tốn, coi trọng giữ
sức khỏe chính mình: Thường ăn nóng, uống nóng. Khi ho uống nước gừng, ngậm
nước muối. Luôn giữ ấm nơi cổ. Đánh răng xúc miệng nước nóng. Dù trong cơ thể
con người hay ở ngoài trời, Virus gặp nhiệt độ 40 sẽ chết.
Ở Việt Nam, mỗi bệnh
nhân nhiễm virus đều được các bác sĩ, y tá bệnh viện hỏi rất chi tiết hành
trình của họ từ đâu tới đâu? Đã tiếp xúc với những ai để lần ra những người đã
tiếp xúc với người tiến hành cách ly lập tức. Còn nơi ở của gia đình bệnh nhân
được tiến hành phong tỏa, khử trùng. Do đang trong thời điểm bệnh dịch, việc
hỏi kỹ lưỡng bệnh nhân không hề bị cho là can thiệp vào sinh hoạt đời thường cá
nhân. Nếu không làm vậy thì chỉ chống dịch từ ngọn không triệt tiêu tận gốc
bệnh dịch.
Hình thể người Việt
chỉ… thấp – bé – nhẹ cân thôi. Nhưng covid-19 không dễ dàng đánh bại. Mỗi người
dân đều biết tự trị bệnh tại nhà bằng các loại thuốc tự chế từ các thảo mộc và
kết hợp ăn – uống các thực phẩm có giá trị liệu pháp chống cảm cúm. Từ kinh
nghiệm của hoàn cảnh thực tế kinh tế hạn hẹp, người dân đã tự cứu mình trước
khi cần đến y tế. Đơn giản vậy thôi, nhưng không tốn kém nhiều cho việc đầu tư
phòng chống dịch nhưng thu gặt hiệu quả thành công phòng chống dịch nhanh
chóng. Đó chính là hạnh phúc vô giá không thể cân – đong – đo – đếm – được.
Vô tư nhiễm bệnh cũng
dễ hiểu.
Chúng ta có thể quyết
định việc có “cho phép” virus corona xâm nhập cơ thể của mình hay không.
Khi ai đó bị chó cắn
thì lập tức đến ngay y tế tiêm phòng dịch, bởi vì người đó bị chó cắn thấy đau
và lo sợ. Nhưng siêu virus corona thì người ta không sờ thấy, không nghe thấy,
không nhìn thấy, không ngửi thấy, vì nó là… “siêu vi”, nó vô hình,
nhưng hiện hữu mọi nơi. Trong không khí, bám trên đồ vật ngoài trời, trong các
cửa hàng, siêu thị, qua hơi thở của người đã nhiễm bệnh.
Những hành động vô tư
gặp nhau ăn uống trong nhà hàng. Gặp gỡ nhau thư giãn ngoài trời. Đi tàu, đi xe
buýt, đi xe đạp, đi bộ ngoài trời không đeo khẩu trang. Đi mua sắm không đeo
bao tay. Trước khi về nhà không làm sạch tay bằng nước sát trùng thì không
Thánh – Thần – Trời – Phật – Hộ pháp nào cứu vãn được.
Thật sự tệ hại khi các
cuộc biểu tình diễn ra ở các nước đòi Chính phủ bãi bỏ lệnh phong tỏa vùng
bệnh, cách ly người bệnh, giãn cách xã hội phòng chống lậy nhiễm.
Làn sóng người “liều
mạng” sát vai nhau tham gia biểu tình, không đeo khẩu trang, thả ga hò hét như
biểu diễn trong điện ảnh. Tự đẩy mình vào vòng virus nguy hiểm, giống như con
thiêu thân thấy ánh sáng thì lao vào nhận lấy cái chết.
Và, ổ dịch bị bùng
phát trở lại từ các cuộc biểu tình, truyền nhiễm virus cho nhau, những người bị
nhiễm bệnh mang về “ban tặng” không lời cho người thân trong gia đình và bạn
bè. Con số người nhiễm bệnh vô tư tăng lên với số nhân.
Các cuộc bạo động –
không dừng lại ở mức “tệ hại”, mà là làn sóng người da đen côn đồ gây tội ác từ
các hành động thú tính đập phá nhà cửa, hàng, quán, tàn phá tài sản cá nhân,
đốt xe cảnh sát, giết người, thậm chí giết cảnh sát, vô cớ giết người đi đường,
vô cớ đánh người già – kể cả người 90 tuổi, người già ngồi trên xe lăn, trẻ thơ
còn ngồi trên xe đẩy, già – trẻ – lớn – bé – đều bị tấn công… Thật là ai oán.
Sau các cuộc bạo động
này trong tháng 6. 2020 ở Mỹ, số người nhiễm bệnh lên rất nhanh, sau đó khoảng
10 ngày trong số những người nhiễm bệnh trong các cuộc bạo động bị chết cũng
tăng cao.
Tiếc là người ta không
thông tin số người nhiễm bệnh từ biểu tình là bao nhiêu? Số người da đen sau
các cuộc gây bạo loạn bị nhiễm bệnh và bị chết là bao nhiêu?
Có nên cấm biểu tình
khi trong nước có bệnh dịch.
Có lẽ trong các pháp
chế của các quốc gia trên thế giới chưa bao giờ có điều luật cấm biểu tình khi
trong nước có bệnh dịch nguy hiểm. Dựa trên thực tế đại dịch virus corona đang
diễn ra. Những lý do lây nhiễm cơ bản là do tiếp xúc từ người này sang người
kia.
Thảm trạng bệnh dịch
siêu virus corona giết hàng loạt sinh mạng nhưng người dân các nước vẫn bất cần
đời, vẫn tổ chức biểu tình, cho dù xin phép nhà nước đàng hoàng, vì Nhà nước có
luật cho phép biểu tình. Thế nhưng, thay vì chỉ là biểu tình ôn hòa thì họ biến
thành cuộc biểu tình thể hiện biểu dương lực lượng chống đối Chính phủ, với
những ngôn từ, hành động mang tính chất “thách thức”.
Thực tế cho thấy, các
cuộc biểu tình đã lợi dụng luật Nhà nước cho phép đã biến tướng bộc lộ âm mưu
của các tổ chức chống đối Chính phủ đã được chuẩn bị từ trước để chờ cơ hội,
lách qua kẽ hở phá rối an ninh quốc gia. Nhưng luật không cấm biểu tình, vì vậy
cảnh sát không thể ngăn cản, trừ khi họ có hành động gây rối và có những lời
xúc phạm quá đáng có tính chất đe dọa nguy hiểm đến an ninh quốc gia và các
nguyên thủ quốc gia.
Do vậy, các quốc gia
nên có thêm điều luật về việc cấm biểu tình trong khi có dịch bệnh nguy hiểm
đến tính mạng công dân. Dựa trên thực tế đó, cảnh sát mới có quyền dẹp các
băng, nhóm của các phe phái đối nghịch không có cơ hội hành động. Quan trọng
hơn cả là ngăn chặn bệnh dịch từ các hoạt động biểu tình trái phép này sẽ có
nguy cơ gây truyền bệnh đại trà.

Các quầy thanh toán
tiền trong siêu thị Kaufland ở Đức
đều được trang bị tấm ngăn bằng mica, an
toàn và rất thẩm mỹ
Nên chăng thành lập
ngày chống virus corona quốc tế
Biến đổi khí hậu do
con người gây ra. Phát tán covid-19 cũng do con người gây ra. Hiểm ác của siêu
virus corona ở chỗ hỏa tốc càn quét xuyên quốc gia, không phân biệt Châu Á,
Châu Âu, Châu Phi, Châu úc. Châu Mỹ. Không phân biệt đảng phái chính trị. Không
phân biệt đẳng cấp xã hội. Không phân biệt màu da. Nhiều nước đã phải trả giá
rất đắt vì không sờ thấy, không nghe thấy, không nhìn thấy, không ngửi thấy nó.
Virus corona lan
truyền tính đến hôm nay là ngày 21. 7. 2020:
- Toàn cầu tổng số
nhiễm bệnh: 14.706.950 (hôm nay tăng 199.495 người nhiễm mới). Tổng số ca tử
vong 609.971 (riêng hôm nay có 3.798 ca tử vong).
- Hoa Kỳ: Tổng số
nhiễm bệnh 3.895.803 (nhiễm bệnh mới hôm nay 61.595 người). Số ca tử vong
143.032 (trong đó có 431 ca tử vong hôm nay).
- Brazil: Tổng số
nhiễm bệnh 2.118.648 (nhiễm bệnh hôm nay thêm 18.750 người). Tổng số ca tử vong
80.120 (Hôm nay thêm 587 ca tử vong).
- Ấn Độ: Tổng số
1.156.082 (hôm nay có 36.730 ca nhiễm mới). Tổng số ca tử vong 28.116 (số ca tử
vong mới hôm nay 602 người).
- Nước Nga: Tổng số
783.328 (thêm ca nhiễm mới hôm nay 11.782). Tổng số ca tử vong 12.580 (hôm nay
có thêm 238 ca tử vong).
- Nước Đức: Tổng số
người nhiễm bệnh 203.486 (số nhiễm bệnh mới hôm nay 641 người). Tổng số ca tử
vong 9.175 (riêng hôm nay thêm 9 ca tử vong mới).
- Tây Ban Nha: Tổng số
người nhiễm 264.836 (hôm nay có 4.581 người mới nhiễm). Tổng số ca tử vong
28.422 (Hôm nay thêm 2 ca tử vong).
- Italia: Tổng số
nhiễm bệnh 244.624 (hôm nay thêm 190 ca nhiễm mới). Tổng số ca tử vong 35.058
(ri6ng hôm nay có 13 ca tử vong).
- Nước Pháp: Tổng số
176.754 người nhiễm bệnh (hôm nay có 2.080 ca nhiễm mới). Tổng số ca tử vong
30.120 (hôm nay thêm 21 ca tử vong).
- Thụy Điển: Tổng số
78.048 người nhiễm bệnh (riêng hôm nay có thêm767 ca nhiễm bệnh mới). Tổng số
ca tử vong 5.638 (hôm nay có thêm 20 ca tử vong).
Chưa dừng lại ở đây,
những con số lây nhiễm mới và ca tử vong do virus corona sẽ còn nối tiếp do
bệnh dịch tái bùng phát nhiều lần ở các nước.
Ai dám khẳng định rằng
sau khi các nước trên thế giới khống chế được đại dịch thì siêu virus không còn
bùng phát trở lại? Và, không loại trừ khi chủng siêu virus corona thoát thai
tái sinh sẽ biến đổi gen nguy hiểm hơn.
Do vậy, dân số toàn
thế giới phải luôn cảnh giác với siêu virus corona xuất hiện bất cứ lúc nào.
Cần thiết lập ngày
“Ngày Quốc tế Phòng chống virus corona”. Có thể chọn ngày có công dân đầu tiên
trên thế giới chết vì nhiễm virus corona hoặc chọn ngày vắc-xin chống virus
corona ra đời đầu tiên trên thế giới để thành lập ngày chống covid-19. Nhằm
nhắc nhở toàn dân trên thế giới luôn cảnh giác với virus corona.
Vào ngày này sẽ là dịp
các nước tập trung tuyên truyền, nhắc nhở mọi người không coi thường chủng siêu
virus corona nhằm bảo toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình. Vì, từ nay siêu
virus corona sẽ không bao giờ cũ trên thế giới.