Ngọc Trâm
Văn Hóa Việt Đức: Món thịt đông ở Đức được coi như món ăn đặc biệt được đóng trong lọ thủy tinh đẹp, sang trọng và bán trong các siêu thị với giá không
rẻ.
Ở miền bắc Việt Nam cứ đến mùa đông hay vào dịp tết là
các gia đình lại làm món thịt đông. Sau này có tủ lạnh thì không đợi đến mùa đông vẫn có thể thưởng thức món ăn thú vị này.
Cách chế biến món thị đông của Đức không khác với Việt
Nam nhiều, cũng làm từ thịt lợn, nhưng thịt đông của Đức tinh tế và sang trọng,
đó là điều chúng ta cần học.



Văn Hóa Việt Đức xin hướng dẫn bạn đọc cách làm nhé.
Chuẩn bị thực phẩm:
- Một cái chân
giò lợn : 400 gram
- Xương lợn
(xương bay) : 500 gram
- Mộc nhĩ : 3 tai to
- Bột canh : ¼ thìa ca phê
- Một chút tiêu
bột
- Một thìa hành
phi (Röstzwiebeln).
(Bạn có thể không nấu thịt chân giò mà thay vào đó là
500 gram thịt ba dọi nhưng thịt ba dọi có nhiều mỡ hơn)
Sơ chế:
- Thịt lợn hoặc chân giò rửa sạch.
- Mộc nhĩ ngâm
nước ấm cho nở rồi rửa sạch, cắt bỏ phần cuống chai cứng.

Chế biến:
- Bỏ chân giò hoặc thịt lợn vào nồi áp suất cho 1 lít nước, (Thịt đông của Đức không dùng nhiều
nước) sau khi sôi đun liu riu 15 phút thì tắt bếp, chờ 15 phút sau vớt chân giò
và thịt ba dọi ra để cho nguội. Phần chân giò lóc thịt ra bỏ xương vào nồi áp
suất đun tiếp cho mềm xương để lấy nước.
- Thịt chân giò sau khi lóc thịt đều được thái nhỏ 1x1cm.
- Mộc nhĩ thái
nhỏ.
- Sau khi đổ nước
dùng từ nồi áp suất ra nồi khác thì cho thịt và mộc nhĩ đã thái vào đun sôi, cho ít bột
nêm, hành phi (röstzwiebeln), tắt bếp, xúc thịt đã nấu ra khay hoặc bát, để
nguội rồi cho vào tủ lạnh (nên để qua đêm thì thịt đông chắc ngon hơn). Không
nên cho tiêu vào trước, vì gặp nhiệt độ cao sẽ có độc tố.
Chú ý: Thịt cần đun mềm vì sau khi làm đông lạnh thì thịt sẽ
cứng trở lại, yêu cầu khi ăn cảm giác thịt mềm trong miệng.
Khi nấu không cho nhiều nước như cách nấu truyền thống
của người Việt.
Người Đức thường ăn thịt đông với bánh mỳ nên thịt
đông khi để ra đĩa vẫn chắc như ba tê dùng dao cắt không bị vỡ vụn thì mới đạt
yêu cầu kỹ năng chế biến.


Khi chế biến thịt đông, người Đức cho thêm
chút cốt chanh nên thịt đông có vị chua.
Người Việt ăn thịt đông kèm với dưa chua,
hành muối hoặc củ kiệu, củ cải khô ngâm chua… Đó là những khác biệt khi nấu
thịt đông của Đức và Việt Nam và cách ăn thịt đông trong bữa ăn của hai dân tộc
cũng khác nhau, chỉ giống nhau phần thực phẩm chế biến là… thịt lợn mà thôi.
Khi nấu thị đông không nên cho nhiều thực
phẩm khác sẽ bị loạn vị, làm giảm vị đặc trưng của món ăn này.